settings icon
share icon
Câu hỏi

Điểm mạnh và yếu trong quan điểm cất lên trước đại nạn là gì?

Trả lời


Trong thế mạt luận (eschatology), hầu hết các Cơ Đốc Nhân đều đồng ý với ba điều sau: 1) thế giới sẽ phải hứng chịu một đợt khổ nạn chưa từng có (Đại Nạn), 2) sau Đại Nạn, Đấng Christ sẽ quay trở lại và lập nước Ngài trên đất, và 3) sẽ có Sự Cất Lên – người tin Chúa sẽ từ hư vong trở nên bất tử (Giăng 14:1-3; 1 Cô-rinh-tô 15:51-52; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17). Câu hỏi đặt ra là khi nào Sự Cất Lên sẽ xảy ra nếu so sánh với Đại Nạn và Sự Tái Lâm của Đấng Christ?

Qua nhiều năm có ba giả thuyết chính về Sự Cất Lên: Tiền Đại Nạn (tin rằng Sự Cất Lên sẽ xảy ra trước Đại Nạn), Trong Đại Nạn (tin rằng Sự Cất Lên sẽ xảy ra trong vào giữa kỳ Đại Nạn), và Hậu Đại Nạn (tin rằng Sự Cất Lên sẽ xảy ra sau Đại Nạn). Bài viết này tập trung vào quan điểm Tiền Đại Nạn.

Tiền Đại Nạn cho rằng Sự Cất lên xảy ra trước khi Đại Nạn bắt đầu. Trong thời điểm đó, hội thánh sẽ gặp Đấng Christ trong không trung, và sau đó Kẻ Chống Chúa (Antichrist) lộ diện và Đại Nạn bắt đầu. Nói cách khác, Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm của Đấng Christ (để lập nước Ngài) cách nhau ít nhất bảy năm. Theo quan điểm này, hội thánh không phải chịu Đại Nạn.

Chủ Nghĩa Tiền Đại Nạn được Kinh Thánh ủng hộ. Ví dụ, Kinh Thánh chép hội thánh không phải chịu cơn thịnh nộ của Chúa, và người tin Chúa sẽ không bị bất ngờ bởi Ngày của Chúa (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9-10, 5:9). Hội thánh Philadelphia được hứa rằng “Ta cũng sẽ giữ con khỏi giờ thử thách, là giờ sắp đến trong khắp thế gian” (Khải Huyền 3:10). Chú ý lời hứa không phải là gìn giữ qua thử thách nhưng là khỏi thử thách, nghĩa là trong toàn bộ thời gian thử thách hội thánh không phải chịu.

Chủ Nghĩa Tiền Đại Nạn không chỉ được Kinh Thánh ủng hộ. Từ “hội thánh” xuất hiện mười chín lần trong ba chương đầu tiên của Khải Huyền, nhưng đặc biệt là cho đến tận chương 22, từ này không hề được sử dụng. Nói cách khác, trong toàn bộ phần Kinh Thánh dài nói về Đại Nạn, từ “hội thánh” hoàn toàn biến mất. Thực ra Kinh Thánh không bao giờ dùng từ “hội thánh” trong một đoạn có nhắc đến Đại Nạn.

Tiền Đại Nạn là giả thuyết duy nhất có sự phân tách rõ ràng giữa kế hoạch của Chúa cho dân Israel và cho hội thánh của Chúa. Bảy mươi tuần lễ trong Đa-ni-ên 9:24 là dành cho dân tộc của Đa-ni-ên (“dân người”, người Do Thái) và “thành thánh người” (Giê-ru-sa-lem). Lời tiên tri này nói rõ rằng tuần thứ Bảy Mươi (Đại Nạn) là thời gian thanh tẩy và phục hồi cho dân Y-sơ-ra-ên và thành Giê-ru-sa-lem, không phải cho hội thánh.

Tiền Đại Nạn cũng được lịch sử ủng hộ. Trong Giăng 21:22-23, ta thấy hội thánh ban đầu cho rằng Chúa sẽ quay trở lại ngay bất cứ lúc nào. Nếu không thì tin đồn đã không tiếp tục rao giảng rằng Chúa sẽ trở lại trong thời của Giăng. Yếu tố “bất cứ lúc nào” này không phù hợp với hai giả thiết Cất Lên còn lại, và đây cũng là giáo lý chính của Tiền Đại Nạn.

Quan điểm Tiền Đại Nạn dường như phù hợp nhất với bản tính của Chúa và khao khát muốn giải cứu người công chính khỏi thế gian. Các ví dụ trong Kinh Thánh bao gồm Nô-ê, người được giải cứu khỏi trận lụt trên toàn đất; Lót, người được giải cứu khỏi Sô-đôm; và Ra-háp (Giô-suê 2; 6:17, 22-25) người được giải cứu khỏi Giê-ri-cô (2 Phi-e-rơ 2:6-9).

Theo mốt số người, một điểm yếu của thuyết Tiền Đại Nạn là gần đây thuyết được phát triển trở thành giáo lý hội thánh, chưa được hình thành chi tiết từ đầu những năm 1800. Một điểm yếu khác là thuyết Tiền Đại Nạn chia sự trở lại của Chúa Giê-xu thành hai “giai đoạn” – sự Sự Cất Lên và Sự Tái Lâm – trong khi Kinh Thánh thì không phân định rõ sự khác nhau này.

Một khó khăn nữa khi đối diện với quan điểm Tiền Đại Nạn là rõ ràng sẽ có các thánh trong Đại Nạn (Khải Huyền 13:7, 20:9). Những người ủng hộ quan điểm này giải đáp vấn đề này bằng cách phân tách các thánh trong Cựu Ước và trong Tân Ước. Người tin Chúa đang sống trong Sự Cất Lên sẽ được cất đi, nhưng vẫn có những người tin nhận Chúa trong Đại Nạn.

Một điểm yếu cuối cùng mà hai quan điểm còn lại cũng có là Kinh Thánh không nói rõ ràng về các mốc thời gian trong tương lai. Kinh Thánh không dạy chúng ta rõ ràng rằng quan điểm này hay kia là đúng, vì vậy nên có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm cuối cùng và cũng như về các lời tiên tri liên quan có thể hòa hợp với nhau như thế nào.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Điểm mạnh và yếu trong quan điểm cất lên trước đại nạn là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries