settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự cứu rỗi có ảnh hưởng nhiều hơn chỉ là "thế giới bên kia"/đời sau không?

Trả lời


Chúng ta thường nhấn mạnh sự cứu rỗi sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sau/"thế giới bên kia" nhưng thường bỏ qua việc xem xét nó sẽ tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ. Đến với Đấng Christ trong đức tin là sự khởi nguồn của sự sống theo nhiều cách — một khi chúng ta được cứu, chúng ta được tự do khỏi tội lỗi và được ban cho một cuộc sống mới và một viễn cảnh mới. Như John Newton đã nói, "Tôi vốn từng bị lạc mất nhưng bây giờ đã được tìm thấy,/Bị mù loà nhưng bây giờ tôi đã nhìn thấy." Sau sự cứu rỗi, mọi thứ thay đổi.

Trong các thư tín chúng ta cũng tìm thấy một sự nhấn mạnh nhất quán về cuộc sống hàng ngày. Theo Ê-phê-sô 2:10, lý do chúng ta được cứu không phải chỉ để sống đời đời trên thiên đàng mà là "làm các thứ việc lành mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta." "Những việc lành" này phải được thực hiện ở đây, trên thế giới này. Nếu sự cứu rỗi đời đời của chúng ta không được phản ánh trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thì đó là một vấn đề (Ma-thi-ơ 5:16; Công-vụ 9:36).

Gia Cơ đã viết bức thư để khuyến khích một "đức tin ứng dụng". Sự cứu rỗi của chúng ta phải mang đến kết quả là một cái lưỡi được kiểm soát (Gia-cơ 1:26) và những thay đổi khác trong đời sống của chúng ta. Đức tin có ý tồn tại mà không đi kèm với những bằng cớ của việc lành là đức tin "chết" (Gia-cơ 2:20). Phao-lô viết trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:12 rằng chúng ta nên "sống cuộc đời xứng đáng với Đức Chúa Trời, là Đấng kêu gọi anh em vào vương quốc và sự vinh hiển của Ngài." Một đời sống hoàn toàn đầu phục và vâng lời Đức Chúa Trời là một kết quả tự nhiên của sự cứu rỗi. Chúa Giê Su dạy rằng chúng ta là những đầy tớ của Ngài, được đặt để trên đất để tiếp tục công việc của Ngài trong khi chúng ta chờ đợi sự trở lại của Ngài (Lu-ca 19: 12–27).

Trong sách Khải huyền, Đức Chúa Trời gửi thư đến bảy hội thánh (Khải Huyền 2—3), và trong mỗi trường hợp có những lĩnh vực cụ thể của đời sống hàng ngày được khen ngợi hoặc bị lên án. Hội thánh Ê-phê-sô được ghi nhận vì công lao khó nhọc và sự kiên nhẫn của họ (Rev 2: 2), và hội thánh Si-miệc-nơ (2:9-11) được khen ngợi vì sự trung tín trong thử thách và nghèo đói. Ở một khía cạnh khác của vấn đề, hội thánh Bẹc-găm bị khiển trách vì đã thoả hiệp với giáo lý sai lạc (2: 14-15), và hội thánh ở Thi-a-ti-rơ bị khiển trách vì đã nghe theo một giáo sư giả sa vào các tội lỗi tình dục (2:20). Rõ ràng, Chúa Giêsu đã xem sự cứu rỗi là một điều gì đó mà nên ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của một người, không chỉ là đời sau/"thế giới bên kia".

Sự cứu rỗi là điểm khởi đầu của một đời sống mới (2 Cô-rinh-tô 5:17). Đức Chúa Trời có khả năng phục hồi và tái tạo lại những gì đã bị phá hủy bởi tội lỗi. Trong Giô-ên 2:25, Đức Chúa Trời hứa với Y-sơ-ra-ên rằng, mặc dù Ngài đã phán xét họ vì tội lỗi của họ, Ngài có thể "đền bù cho các ngươi về mấy năm đã bị cắn phá bởi cào cào" (ESV), khi Y-sơ-ra-ên hối cải và quay lại với Ngài. Một sự phục hồi tương tự được hứa với Y-sơ-ra-ên trong Xa-cha-ri 10: 6. Điều này không có nghĩa rằng được cứu rỗi sẽ làm cho tất cả mọi thứ luôn hạnh phúc và không còn gặp rắc rối trong cuộc sống này nữa. Có những lúc Đức Chúa Trời chọn cho phép những khó khăn xảy đến như một lời nhắc nhở về cái giá cao của tội lỗi hoặc về sự cần thiết của chúng ta phải luôn nương dựa vào Ngài càng nhiều hơn. Nhưng chúng ta phải đối mặt với những thử thách này với một triển vọng và sức mạnh mới từ trên cao. Trên thực tế, những khó khăn mà chúng ta chịu đựng thực sự là quà tặng từ Thượng Đế để khiến chúng ta lớn lên trong đức tin và để trang bị cho chúng ta trở thành một phước lành cho người khác (2 Cô-rinh-tô 1: 4–6; 12: 8–10).

Trong chức vụ của Chúa Jêsus, bất cứ ai đến với Ngài trong đức tin đều được thay đổi mãi mãi. Người bị quỷ ám ở De-ca-po-lit trở về nhà trở thành một nhà truyền giáo (Mác 5:20). Người bị phung tái gia nhập xã hội, được làm sạch và vui mừng (Luke 17:15-16). Những ngư dân trở thành các sứ đồ (Ma-thi-ơ 4:19), người thâu thuế trở thành những nhà từ thiện, và những tội nhân trở thành những thánh đồ (Lu-ca 19:8–10). Bởi đức tin chúng ta được cứu (Ê-phê-sô 2: 8), và những thay đổi mà sự cứu rỗi mang lại bắt đầu ngay bây giờ (Tít 2:7,14; 3: 8, 14).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự cứu rỗi có ảnh hưởng nhiều hơn chỉ là "thế giới bên kia"/đời sau không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries