settings icon
share icon
Câu hỏi

Sự cứu rỗi chung là gì?

Trả lời


Về cơ bản, "sự cứu rỗi chung" có nghĩa là "trừ khi tất cả chúng ta đều được cứu, còn thì không ai trong chúng ta sẽ được cứu" hoặc "chúng ta là những cá nhân phải hợp tác và hy sinh vì lợi ích của tập thể." Một cách khác để nói rõ rằng sự cứu rỗi chung có nghĩa là "tôi không thể tự cứu lấy mình. Tôi phải làm phần của mình bằng cách hợp tác với nhóm, thậm chí hy sinh, để đảm bảo sự cứu rỗi cho mọi người. Sau đó tất cả chúng ta đều được cứu rỗi." Tuy nhiên, Kinh thánh cho biết rõ rằng sự cứu rỗi là một quá trình mà bởi Đức Chúa Trời cứu mỗi cá nhân qua sự hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá. Mỗi người phải đến với Đấng Christ một cách cá nhân, không phải chung.

Sự cứu rỗi chung cũng tương tự như phong trào liên hiệp các giáo hội trong đó nhiều giáo hội Tin Lành chính thống sẵn sàng đón nhận Công giáo, Hồi giáo, Phật giáo, các tôn giáo huyền bí Đông phương và các tà giáo (tà phái) để đạt được những mục tiêu xã hội và đạo đức. Tư duy của họ là nếu có đủ người cùng tin kính, họ có thể chiến thắng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa ngoại giáo vô thần và điều ác trong các xã hội mà những điều đó đã từ bỏ mọi ý niệm đạo đức. Niềm tin là với tất cả mọi cá nhân hợp tác và hy sinh vì lợi ích chung, tất cả các căn bệnh xã hội sẽ được tận diệt. Những người ủng hộ chủ nghĩa liên hiệp các giáo hội tuyên bố rằng giáo hội đang trong một cuộc thánh chiến để bảo vệ các giá trị Cơ Đốc giáo mà nó được đan kết chặt chẽ vào trong khuôn khổ của giáo huấn Kinh thánh và chúng ta cần phải chấm dứt trong những bất đồng của chúng ta về giáo lý và cùng nhau dự phần để chiến đấu chống lại một thế giới đang suy tàn.

Những người ủng hộ cho chủ nghĩa liên hiệp các giáo hội hoặc cứu rỗi chung thường sử dụng Giăng 17 như là tài liệu làm bằng chứng của họ. Sự tranh cãi của họ là Chúa Jêsus đang cầu nguyện cho mọi người hòa thuận, chứ không phải để chống lại nhau. Nhưng thực sự lời cầu nguyện của Ngài chỉ dành cho các môn đồ của Ngài — tất cả những ai theo Ngài, đến việc loại bỏ tất cả những người khác — rằng họ sẽ có một mối liên kết chung, một sự hiệp nhất trong Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà cuối cùng đã được thực hiện vào ngày Lễ Ngũ Tuần (xem Công vụ chương 2). Đức Chúa Trời tạo ra mối ràng buộc chung này giữa các Cơ Đốc nhân khi Thánh Linh của Ngài đến trên họ và họ đã chịu phép báp têm bằng Thánh Linh vào thân thể Đấng Christ. Phao-lô kết luận điều này theo cách này trong I Cô-rinh-tô 6:17 khi ông nói, "Còn ai kết hiệp với Chúa thì trở nên một tánh thiêng liêng (tâm linh) cùng Ngài".

Nan đề với khái niệm về sự cứu rỗi chung là nó không được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trong Kinh Thánh. Một trong những phần hợp thành chính của sự cứu rỗi chung liên quan đến suy nghĩ lừa dối rằng giáo hội phải cùng nhau nỗ lực phối hợp để loại khỏi thế giới tất cả những điều vô đạo đức mà nó xâm nhập vào xã hội chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong Tân Ước không có một ví dụ nào của Chúa Giê-su hay bất cứ vị sứ đồ nào cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội của họ, bao gồm các bậc cầm quyền. Điều mà họ đã dạy là sự cứu rỗi loài người thông qua phúc âm của Đấng Christ trên phương diện cá nhân, không phải tập thể. Đấng Christ đến với từng mỗi tấm lòng, gõ cửa để bước vào, và bởi quyền năng cùng sự hành động của Chúa Thánh Linh, chúng ta mở toang cánh cửa lòng của chúng ta cho Ngài (I Côrinhtô 2:12-16, Khải huyền 3:20).

Một trong những khía cạnh khó xử nhất của khái niệm về sự cứu rỗi chung hoặc chủ nghĩa đại kết là tuyên bố của họ rằng mục đích của chúng ta là chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh văn hoá, rằng chúng ta là một dạng cơ sở quyền lực của con người có thể ảnh hưởng đến các bậc cầm quyền bằng cách bỏ phiếu trong các đảng lớn hoặc vận động ở hành lang nghị viện bằng cách tạo ra các thể chế có thể bảo vệ và ủng hộ đạo đức trong xã hội chúng ta. Nhưng Phao-lô nói rõ rằng đây không phải là vai trò của Cơ đốc nhân: "Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ. Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà cũng lầm lạc chính mình nữa" (2 Ti-mô-thê 3:12-13). Sự ủy thác Kinh thánh cho Cơ đốc nhân chúng ta là không liên quan gì đến đạo đức chung về mặt chính trị, tổ chức, hoặc tôn giáo. Nhiệm vụ của chúng ta về mọi điều liên quan đến Đại Sứ Mạng — kêu gọi những người khác đến với sự cứu rỗi cá nhân thông qua Đấng Christ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sự cứu rỗi chung là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries