Câu hỏi
Kinh Thánh nói gì về sự đau đớn?
Trả lời
Chữ "đau" hay một dạng nào đó của nó xuất hiện hơn 70 lần trong Kinh thánh. Cách sử dụng đầu tiên của từ giải thích nguồn gốc của đau đớn trong khi sinh: "Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi." (Sáng thế ký 3:16). Bối cảnh ở đây là A-đam và Ê-va đã phạm tội và sự đau đớn trong khi sinh nở là một trong những hậu quả của tội lỗi. Cho nên bởi tội lỗi, cả thế gian đã bị trừng phạt và sự chết đã bước vào như là một hệ quả (Rôma 5:12). Vì vậy, có thể kết luận rằng sự đau đớn là một trong nhiều hệ quả của nguyên tội (tội tổ tông).
Trong khi không được ghi rõ trong Kinh Thánh, về mặt y tế, chúng ta biết rằng đau là một món quà. Nếu không có nó, chúng ta sẽ không biết khi nào chúng ta cần sự chăm sóc y tế. Trong thực tế, sự vắng mặt của đau là một trong những vấn đề liên quan đến bệnh phong. Trẻ em sẽ không bao giờ biết rằng chạm vào một bếp nóng là một ý tưởng tồi, cũng không phải chúng ta sẽ được cảnh báo với một tình trạng y tế nguy hiểm mà không có sự đau đớn liên quan đến nó. Về mặt tâm linh, một trong những lợi ích của nỗi đau được Gia-cơ diễn đạt: " Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục." (Gia Cơ 1:2-3). Theo Gia-cơ, khi chúng ta chịu đựng những thử thách đau đớn, chúng ta có thể vui mừng khi biết rằng Đức Chúa Trời đang làm việc trong chúng ta để tạo ra sự chịu đựng và tính cách giống như Đấng Christ. Điều này áp dụng cho tâm thần, cảm xúc và tâm linh cũng như đau đớn về thể xác.
Sự đau đớn cũng tạo một cơ hội để trải nghiệm ân sủng của Đức Chúa Trời. Hãy xem điều Phao-lô đã nói: "Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi" (2 Cô-rinh-tô 12:9). Phao-lô đang nói về một "cái dầm xóc trong xác thịt của mình" đang làm phiền ông. Chúng ta không biết nó là gì, nhưng dường như điều đó đã gây đau đớn cho Phao-lô. Ông nhận ra rằng ân điển của Đức Chúa Trời đã ban cho ông để ông có thể chịu đựng được. Đức Chúa Trời sẽ ban cho con cái Ngài ân điển để chịu được đau đớn.
Nhưng tin tốt lành là Chúa Jêsus đã chết thế cho chúng ta vì tội lỗi của chúng ta: "Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống." (1 Phi-e-rơ 3:18). Qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ, Đức Chúa Trời ban sự sống đời đời cho người tin Chúa với tất cả các phước lành đi theo. Một trong số đó là "Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi." (Khải-huyền 21:4). Sự đau đớn mà chúng ta trải nghiệm như là một phần tự nhiên của cuộc sống trong một thế giới sa ngã, tội lỗi sẽ là một điều của quá khứ cho những ai qua đức tin nơi Đấng Christ, sống đời đời trong thiên đàng với Ngài.
Tóm lại, mặc dù sự đau đớn không dễ chịu, chúng ta cần phải cảm tạ Chúa vì nó cảnh báo cho chúng ta rằng có điều gì đó sai trật trong cơ thể chúng ta. Ngoài ra, nó làm cho chúng ta suy nghĩ về hậu quả khủng khiếp của tội lỗi và vô cùng biết ơn Chúa vì đã tạo ra một cách để chúng ta được cứu. Khi một người bị đau đớn, đó là một thời gian tuyệt vời để nhận ra rằng Chúa Giê-su đã chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác thay cho chúng ta. Không có nỗi đau nào có thể tiếp cận với biến cố khủng khiếp chịu đóng đinh của Chúa Jêsus, và Ngài đã sẳn lòng chịu đựng sự đau đớn đó để chuộc tội chúng ta và quy vinh hiển cho Cha Ngài.
English
Kinh Thánh nói gì về sự đau đớn?