settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh thánh có ý gì khi nói, "Kẻ ngu dại nói trong lòng mình rằng, 'Không có Đức Chúa Trời'"?

Trả lời


Cả Thi thiên 14:1 và Thi thiên 53:1 đều nói rằng, "Kẻ ngu dại nói trong lòng mình rằng, 'chẳng có Đức Chúa Trời'". Một số người cho rằng hai câu Kinh thánh này có ý muốn nói là những người theo thuyết vô thần là ngu dại, nghĩa là thiếu sự thông minh. Tuy nhiên, đó không phải là ý nghĩa duy nhất của chữ Hê-bơ-rơ được dịch là "ngu dại". Trong ngữ cảnh này, chữ Hê-bơ-rơ là nabal, là chữ thường dùng để nói đến một người không tín ngưỡng, là người không có nhận thức về chân lý đạo đức hay lẽ thật tôn giáo. Nghĩa của ngữ cảnh này không phải là "người ngu dại không tin Đức Chúa Trời". Thay vào đó, nghĩa của ngữ cảnh này là "người tội lỗi không tin Đức Chúa Trời". Nói cách khác, thật là nguy hại khi chối bỏ Chúa, và sự chối bỏ Đức Chúa Trời thường đồng hành với một lối sống xấu xa tồi tệ. Câu này liệt kê ra một số đặc điểm khác của sự không tín ngưỡng: "Họ bị hư hỏng, việc làm của họ là gớm ghiếc/ không có ai làm điều lành". Thi thiên 14 là một nghiên cứu về sự hư hỏng (bại hoại) phổ quát của nhân loại.

Nhiều người theo thuyết vô thần rất là thông minh. Nó không phải là sự thông minh, hay là thiếu thông minh mà từ đó dẫn đến việc một người chối bỏ niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Nhưng nó là thiếu sự công chính dẫn đến việc một người chối bỏ niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Nhiều người không phản đối quan điểm về Đấng tạo hóa, miễn là Đấng tạo hóa cứ quan tâm đến việc của Ngài và để cho họ yên (hay đừng can thiệp vào họ). Điều con người chối bỏ là quan điểm về một Đấng tạo hóa đòi hỏi đạo lý từ tạo vật của Ngài. Thay vì tranh chiến chống lại lương tâm tội lỗi, thì một số người lại chối bỏ hoàn toàn quan điểm về Đức Chúa Trời. Thi thiên 14:1 gọi loại người này là "ngu dại". Thi thiên 14:1 nói rằng việc chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời thường được dựa trên mong muốn dẫn dắt cuộc đời xấu xa.

Thi thiên 14:1 nói rằng việc chối bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời thường được dựa trên mong muốn dẫn dắt cuộc đời xấu xa. Nhiều người theo thuyết vô thần quá mức đã thừa nhận sự thật của việc này. Một số người như là tác giả Aldous Huxley, đã thẳng thắn thừa nhận mong muốn tránh khỏi những sự ràng buộc đạo đức là động cơ cho sự bất tín của họ:

"Tôi có động cơ vì không muốn thế giới có ý nghĩa và do đó giả định rằng nó không có, và có thể không có bất cứ khó khăn nào để tìm thấy những lý do thỏa đáng cho giả định này. Nhà triết học không tìm thấy ý nghĩa trong thế giới không được quan tâm một cách đặc biệt đến vấn đề trong siêu hình học thuần túy. Anh ta cũng quan tâm để chứng minh rằng không có lý do chính đáng nào khiến bản thân anh ta không nên làm điều mà anh ta muốn làm. Đối với bản thân tôi và hầu hết các bạn bè của tôi, triết lý vô nghĩa về cơ bản là một công cụ giải phóng khỏi một hệ thống đạo đức nào đó. Chúng tôi phản đối đạo đức vì nó can thiệp vào tự do tình dục của chúng tôi. Những người ủng hộ hệ thống này khẳng định rằng nó thể hiện ý nghĩa là ý nghĩa Cơ Đốc, họ khăng khăng là của thế giới. Có một cách đơn giản đáng phục để bác bỏ những người này và biện minh cho bản thân chúng tôi trong cuộc nổi loạn tình dục của chúng tôi là: chúng tôi sẽ phủ nhận rằng thế giới có bất kì ý nghĩa nào". – Aldous Huxley, Ends and Means"

Niềm tin vào một Đấng thánh được kèm theo là ý thức trách nhiệm giải trình với Đấng đó. Vậy, để thoát khỏi sự lên án của lương tâm, là điều được tạo nên bởi Đức Chúa Trời, mà một số người hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Họ nói với chính mình rằng, "Không có người giám sát thế giới. Không có Ngày đoán xét. Tôi có thể sống như tôi muốn". Vì vậy mà sự lôi kéo đạo đức của lương tâm dễ dàng bị bỏ qua hơn.

Cố gắng thuyết phục chính mình rằng không có Đức Chúa Trời là ngu dại. Quan điểm của "Người ngu dại nói trong lòng mình rằng, 'Không có Đức Chúa Trời'" đó là một tấm lòng không tín ngưỡng, tội lỗi sẽ chối bỏ Đức Chúa Trời. Sự phủ nhận của người theo thuyết vô thần công khai chống đối nhiều bằng chứng ngược lại, bao gồm lương tâm của chính anh ta và vũ trụ mà anh ta đang sống trong đó.

Thiếu bằng chứng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời không phải là lý do thật sự để những người theo thuyết vô thần từ chối niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Họ từ chối là do họ mong muốn sống tự do khỏi những sự ràng buộc đạo đức mà Đức Chúa Trời yêu cầu và để thoát khỏi mặc cảm tội lỗi đi kèm với sự vi phạm những ràng buộc đó. "Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi … họ không thể chữa mình được … song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại … Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình … vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá …" (Rô-ma 1:18-25).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh thánh có ý gì khi nói, "Kẻ ngu dại nói trong lòng mình rằng, 'Không có Đức Chúa Trời'"?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries