settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về tận thế?

Trả lời


Sự kiện này thường được gọi là "tận thế" được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10: "Các từng trời sẽ biến mất sau một tiếng nổ kinh hoàng; các nguyên tố sẽ bị sức nóng cực mạnh làm tan chảy; đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy." Đây là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện được gọi là "Ngày của Chúa," thời điểm mà Đức Chúa Trời sẽ can thiệp vào lịch sử nhân loại với mục đích phán xét. Vào thời điểm đó, tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã tạo ra, "trời và đất" (Sáng thế ký 1:1), Ngài sẽ hủy diệt.

Theo hầu hết các học giả Kinh Thánh, thì thời điểm của sự kiện này là vào cuối của giai đoạn 1000 năm gọi là thiên niên kỷ (Khải Huyền 20:2-7). Trong 1000 năm này, Đấng Christ sẽ trị vì trên đất như là Vua tại Giê-ru-sa-lem, ngồi trên ngai của Đa-vít (Lu-ca 1:32-33) và cai trị trong hòa bình với một “cây gậy sắt” (Khải huyền 19:15). Vào cuối của 1000 năm, Sa-tan sẽ được thả ra, bị đánh bại một lần nữa, và rồi bị ném vào hồ lửa (Khải huyền 20:7-10). Sau đó, sau sự phán xét cuối cùng (Khải Huyền 20:11-15) bởi Đức Chúa Trời, tận thế xảy ra như được mô tả trong 2 Phi-e-rơ 3:10. Kinh Thánh cho chúng ta biết một vài điều về sự kiện này.

Trước hết, nó sẽ trong phạm vi biến động lớn. "Trời" ám chỉ vũ trụ vật chất - các ngôi sao, các hành tinh, và những thiên hà - sẽ bị thiêu đốt bởi một vụ nổ dữ dội, có thể là một phản ứng hạt nhân hoặc nguyên tử đến nỗi sẽ thiêu hủy và xoá sạch mọi vật chất mà chúng ta biết đến. Tất cả các nguyên tố tạo nên vũ trụ sẽ tan chảy trong "sức nóng cực mạnh" (2 Phi-e-rơ 3:12). Đây cũng là một sự kiện vang dội, được mô tả trong các phiên bản Kinh Thánh khác nhau như “tiếng gầm” (NIV), “tiếng rất lớn” (KJV), “tiếng ồn lớn” (CEV), và “tiếng sấm sét” (AMP). Sẽ không có sự nghi ngờ nào về những gì đang xảy ra. Mọi người sẽ thấy và nghe nó bởi vì chúng ta cũng được cho biết rằng "đất và mọi công trình trên đất sẽ bị thiêu hủy."

Đức Chúa Trời sẽ tạo ra "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:1), bao gồm "Giê-ru-sa-lem mới" (câu 2), thành phố thủ đô của thiên đàng, một nơi thánh hoàn hảo, sẽ xuống đất mới từ thiên đàng. Đây là thành phố mà những người thánh - những ai có tên được ghi trong "Sách sự sống của Chiên Con" (Khải huyền 13:8) - sẽ sống mãi mãi. Phi-e-rơ đề cập đến sự tạo dựng mới này là "nơi sự công chính ngự trị" (2 Phi-e-rơ 3:13).

Có lẽ phần quan trọng nhất trong sự mô tả của Phi-e-rơ về ngày đó là câu hỏi của ông trong các câu 11-12: "Vì mọi vật sẽ bị tiêu diệt như thế, nên anh chị em phải ăn ở sao cho thánh khiết và thể hiện sự tin kính vẹn toàn, trong khi chờ đợi và trông mong ngày của Ðức Chúa Trời mau đến." Cơ-đốc nhân biết điều gì sẽ xảy ra, và chúng ta nên sống theo cách phản ánh sự hiểu biết đó. Cuộc sống đời này đang qua đi, và tiêu điểm của chúng ta nên ở trên trời mới và đất mới sắp tới đây. Cuộc sống “thánh khiết và tin kính” của chúng ta phải là lời chứng cho những người không biết Đấng Cứu Thế, và chúng ta nên nói với người khác về Ngài để họ có thể thoát khỏi số phận khủng khiếp đang chờ đợi những ai chối bỏ Ngài. Chúng ta ngóng chờ trong sự nóng lòng mong đợi “Con Ngài từ trời trở lại, tức Ðấng đã được Ngài làm cho sống lại từ cõi chết, đó là Ðức Chúa Jesus, Ðấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sẽ đến.” (I Tê-sa-lô-ni-ca 1:10).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về tận thế?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries