settings icon
share icon
Câu hỏi

Thần học lịch sử là gì?

Trả lời


Thần học lịch sử là việc nghiên cứu về sự phát triển và lịch sử của giáo lý Cơ đốc nhân. Như cái tên đã gợi ý, thần học lịch sử là sự nghiên cứu về sự phát triển và sự hình thành giáo lý thiết yếu trong suốt lịch sử của thời kỳ hội thánh Tân ước. Thần học lịch sử cũng được định nghĩa là sự nghiên cứu về cách các cơ đốc nhân trải qua các thời kỳ lịch sử đã hiểu khác về các môn học hay chủ đề thần học như là bản chất của Đức Chúa Trời, bản chất của Đức Chúa Giê-xu Christ, bản chất và công việc của Đức Thánh Linh, giáo lý về sự cứu rỗi, v.v...

Việc nghiên cứu về thần học lịch sử bao gồm những chủ đề như là sự phát triển của những tín điều và những xác quyết niềm tin, Giáo hội, và các tà giáo đã xuất hiện và biến mất trải qua lịch sử hội thánh . Một nhà thần học giáo lý được học về sự phát triển của những giáo lý cần thiết để có thể phân biệt được Cơ đốc giáo với tà giáo và giáo phái.

Các nhà thần học thường chia những nghiên cứu của thần học lịch sử thành 4 thời kỳ chính:
1)Thời kỳ Giáo phụ học từ năm 100 SCN năm 400;
2) Thời Trung Cổ và thời kỳ phục hưng từ năm 500 SCN năm 1500;
3) Thời kỳ Cải Chánh và sau cải chánh từ năm 1500 SCN năm 1750;
4) Thời kỳ hiện đại từ năm 1750 SCN đến nay.

Mục đích của thần học giáo lý là để hiểu và mô tả được nguồn gốc lịch sử của những giáo lý chính của Cơ đốc Giáo và theo dõi sự phát triển của những giáo lý này theo thời gian. Nó xem xét cách mọi người hiểu những giáo lý khác nhau trong suốt lịch sử và cố gắng để hiểu được sự phát triển của những giáo lý, nhận ra được những sự thay đổi trong vòng hội thánh có ảnh hưởng đến các giáo lý khác nhau tốt hơn hay là xấu đi.

Thần học lịch sử và lịch sử hội thánh là hai chủ đề tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết và quan trọng. Nó sẽ rất khó, nhưng không phải là không thể, để hiểu được lịch sử hội thánh mà không có hiểu biết gì về lịch sử của giáo lý mà dẫn đến những sự phân hóa và những biến chuyển khác nhau trong lịch sử hội thánh.

Sự hiểu biết về lịch sử của thần học và giáo lý sẽ giúp chúng ta hiểu được lịch sử của Cơ Đốc giáo từ thế kỷ thứ nhất và lý do tại sao lại có nhiều giáo phái khác nhau.

Cơ sở để nghiên cứu thần học lịch sử được tìm thấy trong sách Công Vụ Các sứ đồ. Lu-ca ghi chép lại sự khởi đầu của Hội Thánh đầu tiên bởi ông tiếp tục hướng tới mục tiêu của việc kể lại "mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu'' (Công Vụ 1:1). Công tác của Đấng Christ không kết thúc tại chương cuối của sách Công Vụ. Thật ra, Đấng Christ đang hành động trong Hội Thánh của Ngài ngày nay, và điều đó có thể thấy được qua việc nghiên cứu thần học lịch sử và lịch sử hội thánh, cả hai đều giúp chúng ta hiểu được làm thế nào những giáo lý trong kinh thánh cần thiết cho niềm tin của Cơ đốc nhân đã được công nhận và công bố trong suốt lịch sử hội thánh. Phao lô đã căn dặn các trưởng lão của hội thánh Ê-phê-sô trong Công Vụ 20:29-30 để trông đợi "muông sói dữ tợn'' là những kẻ dạy dỗ những giáo lý sai lệch. Qua việc nghiên cứu thần học lịch sử cho chúng ta thấy những lời cảnh báo của sứ đồ Phao lô đã đúng thế nào, cũng như chúng ta cũng hiểu được những giáo lý cần thiết cho đức tin của các cơ đốc nhân đã bị tấn công và được bảo vệ như thế nào trong suốt gần 2000 năm lịch sử hội thánh.

Như những lĩnh vực thần học khác, thần học lịch sử cũng thỉnh thoảng được sử dụng bởi những học giả tự do và những người ngoại đạo để gây nên nghi ngờ hoặc tấn công những giáo lý cần thiết cho đức tin Cơ đốc nhân cũng như đơn giản là sự đặt ra của con người thay vì là tiết lộ những sự thật trong Kinh thánh. Một ví dụ cho việc này là sự tranh cãi về bản chất của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Nhà thần học lịch sử sẽ nghiên cứu và theo dõi sự phát triển của giáo lý này trong suốt lịch sử hội thánh khi biết rằng sự thật này đã được bày tỏ rõ ràng trong Kinh Thánh, nhưng trong suốt lịch sử hội thánh đã có rất nhiều lần giáo lý này bị tấn công , do đó, hội thánh cần phải hiểu rõ và bảo vệ giáo lý này. Sự thật của giáo lý này đến trực tiếp từ lời Chúa, tuy nhiên, sự hiểu biết và sự tuyên bố của hội thánh về giáo lý này đã được làm rõ qua nhiều năm; thời gian khi mà những ''muông sói dữ tợn'' đó tấn công bản chất của Đức Chúa Trời mà Phao lô đã cảnh báo sẽ xảy ra .

Một số Cơ đốc nhân có ý tốt nhưng sai lầm khi muốn loại bỏ sự quan trọng của thần học lịch sử, họ trích dẫn lời hứa rằng Đức Thánh Linh là Đấng ngự trị trong tất cả những người đã được tái sinh sẽ "dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật" (Giăng 16:13). Điều mà những tín hữu này không nhận ra là Đức Thánh Linh đã ở trong Cơ Đốc nhân trong suốt lịch sử hội thánh, và chính Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã ban cho "người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ"(Ê-phê-sô 4:11-12). Điều đó không chỉ bao gồm những người được ban cho trong thế hệ này nhưng còn là những người được Đấng Christ chỉ định trong suốt lịch sử hội thánh. Thật là ngu ngốc khi tin là chúng ta không cần phải học từ những người được ban cho ân tứ đã đi trước chúng ta. Một nghiên cứu chính xác và ứng dụng thần học lịch sử giúp chúng ta nhận ra và học hỏi từ các giáo viên và lãnh đạo thuộc linh từ nhiều thế kỷ trước.

Qua việc nghiên cứu thần học lịch sử và lịch sử hội thánh, tín hữu đã sanh lại được khuyến khích để nhìn thấy xem Chúa đã hành động như thế nào trong suốt lịch sử. Trong đó, chúng ta thấy được sự tối cao của Chúa trên muôn loài vạn vật được bày tỏ ra và sự thật là lời của Chúa tồn tại đời đời (Thi Thiên 119:160). Nghiên cứu thần học lịch sử không là gì khác hơn là nghiên cứu về việc Chúa làm. Nó cũng giúp nhắc nhớ chúng ta về cuộc chiến thuộc linh luôn diễn ra giữa Satan và lẽ thật của lời Chúa. Nó chỉ ra từ lịch sử đã có rất nhiều cách thức và hình dạng mà Satan đã sử dụng để đưa giáo lý sai lệch vào trong hội thánh, đúng như sứ đồ Phao lô đã cảnh báo các trưởng lão hội thánh Ê-phê-sô.

Việc nghiên cứu về thần học lịch sử và lịch sử hội thánh cũng chỉ ra rằng lẽ thật của Lời Chúa vẫn chiến thắng. Khi chúng ta hiểu được những trận đấu tâm linh trong quá khứ, chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn để chống lại những sai lầm mà Satan sẽ cố gắng lôi kéo chúng ta trong tương lai. Nếu như các mục sư, hội thánh và các tín hữu đều không có hiểu biết về lịch sử hội thánh và thần học lịch sử, thì họ sẽ mở lòng hơn để trở thành con mồi của cùng một giáo lý sai lệch mà Satan đã dùng trong quá khứ.

Thần học lịch sử, khi được hiểu và thực hành đúng, thì sẽ không thể làm suy giảm được uy quyền và sự đủ dùng của Lời Chúa. Kinh Thánh là tiêu chuẩn cho mọi vấn đề về niềm tin và công đức. Chỉ có Kinh thánh được hà hơi và không sai lầm. Kinh Thánh một mình có thẩm quyền và hướng dẫn chúng ta, nhưng thần học lịch sử có thể giúp chúng ta hiểu được những nguy hiểm của những "sự dạy dỗ mới'' hoặc là giải nghĩa mới lạ về Kinh Thánh. Gần 2000 năm của lịch sử hội thánh và hàng ngàn người, nếu không nói đến hàng triệu tín hữu trước chúng ta, chúng ta liệu có nên tự động cảnh giác với những người tuyên bố có một giải thích mới hoặc cắt nghĩa kinh thánh không?

Cuối cùng, thần học lịch sử có thể nhắc nhở chúng ta về những nguy hiểm chưa từng có về việc giải nghĩa Kinh Thánh theo các giả định về văn hóa và triết học của thời đại chúng ta ngày nay. Ngày nay, chúng ta thấy được sự nguy hiểm này rất nhiều vì tội lỗi đang được định nghĩa lại là một căn bệnh có thể chữa được bằng thuốc thay vì một điều kiện tâm linh. Chúng ta cũng có thể thấy điều đó khi nhiều giáo phái rời bỏ sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh và chấp nhận văn hóa đồng tính luyến ái như là một lối sống.

Thần học lịch sử là một khía cạnh rất quan trọng của việc nghiên cứu thần học, nhưng, cũng giống như những phương pháp nghiên cứu khác, nó không phải không có những nguy hiểm và cạm bẫy. Thách thức dành cho tất cả cơ đốc nhân và cho tất cả những sinh viên thần học là không ép buộc hệ thống thần học của chúng ta lên Kinh Thánh nhưng phải luôn chắc rằng thần học của chúng ta là đến từ lời Chúa và không phải đến từ hệ thống nào đó có thể phổ biến.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thần học lịch sử là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries