Câu hỏi
Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay là Chúa” có nghĩa gì?
Trả lời
Cụm từ “Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay” xuất hiện hai lần trong Kinh Thánh, một lần trong Cựu ước (Ê-sai 6:3) và một lần trong Tân ước (Khải Huyền 4:8). Trong cả hai lần, cụm từ này đều được nói hoặc hát bởi các sinh vật trên thiên đàng, và cả hai lần đều xảy ra trong khải tượng của người được đứng trước ngai của Đức Chúa Trời: lần thứ nhất là bởi tiên tri Ê-sai và sau đó là bởi sứ đồ Giăng. Trước khi muốn đề cập đến ba lần sự thánh khiết của Chúa thì có một điều quan trọng là cần phải hiểu chính xác ý nghĩa sự thánh khiết của Chúa.
Sự thánh khiết của Chúa là một trong những đặc tính của Đức Chúa Trời khó được giải thích nhất, trên một phương diện nào đó là bởi vì đây là một trong những đặc tính thiết yếu của Ngài không được chia cho con người. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa, và chúng ta cũng nhận lấy nhiều đặc tính của Ngài nhưng ở một mức độ thấp hơn nhiều, dĩ nhiên là phải có tình yêu, lòng thương xót, trung tín, v.v…. Nhưng có một vài đặc tính của Chúa không bao giờ được chia cho những vật thọ tạo của Ngài như toàn tại, toàn tri, toàn năng, và thánh khiết. Sự thánh khiết của Chúa là điều khiến Ngài tách biệt khỏi mọi loài thọ tạo, đó là những gì làm cho Ngài riêng rẽ và khác biệt với mọi loài. Sự thánh khiết của Chúa không chỉ là sự toàn hảo hay sự vô tội của Ngài; đó chính là bản chất “khác biệt” của Ngài, sự siêu việt của Ngài. Sự thánh khiết của Chúa tượng trưng cho bí ẩn về điều đáng kinh sợ của Ngài và khiến cho chúng ta phải chăm chú trong sự kinh ngạc về Ngài khi chúng ta bắt đầu nhận thức cách thấu đáo về sự oai nghiêm của Chúa.
Ê-sai là nhân chứng trực tiếp cho sự thánh khiết của Chúa trong khải tượng của ông được mô tả trong Ê-sai 6. Dù cho Ê-sai là tiên tri của Chúa và là một người công bình, nhưng phản ứng của ông đối với khải tượng về sự thánh khiết của Chúa được nhận biết trong sự tội lỗi của chính ông và tuyệt vọng về cuộc sống của mình (Ê-sai 6:5). Ngay cả thiên sứ được ở trong sự hiện diện của Chúa, họ cũng vừa khóc vừa dùng bốn cánh để che đi mặt và chân của họ khi nói “Thánh Thay, Thánh thay, Thánh thay là CHÚA Vạn quân”. Không còn nghi ngờ gì nữa, bởi việc che đi mặt và chân, chính là biểu thị cho sự tôn kính của họ và sự kinh sợ được thúc đẩy bởi sự hiện ra rất gần của Chúa (Xuất Ai-Cập 3:4-5). Các Sê-ra-phim đứng xung quanh, cũng y như vậy họ cố che giấu chính họ càng nhiều càng tốt, họ thừa nhận sự thấp hèn của họ trước sự hiện diện của Đấng Thánh. Và nếu sự trong sạch và thánh thiện của các sê-ra-phim biểu lộ lòng tôn kính đối với sự toàn tại của Đức Giê-hô-va, còn với chúng ta nên có sự kính sợ từ bên trong, vì chúng ta là những vật thọ tạo đen tối và tội lỗi, sao dám mạo muội đến gần Ngài! Lòng tôn kính của những thiên sứ trình dâng lên Chúa nhắc nhở chúng ta về tính tự phụ của mình khi chúng ta lao vào cách thiếu suy nghĩ và thiếu thận trọng trước sự hiện diện của Ngài, như cách chúng ta thường làm bởi vì chúng ta không hiểu biết về sự thánh khiết của Chúa.
Khải tượng của Giăng về ngai của Chúa trong Khải Huyền 4 cũng tương tự như của Ê-sai. Một lần nữa, có những sinh vật sống hiện diện quanh ngai mà khóc “Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay, Chúa là Đức Chúa Trời Toàn năng” (Khải Huyền 4:8) với lòng tôn trọng và kính sợ Đấng Thánh. Giăng mô tả những sinh vật này liên tục dâng sự vinh hiển và tôn trọng cùng với lòng kính sợ lên cho Chúa tại nơi ngai của Ngài. Một điều thú vị, phản ứng của Giăng trước sự hiện thấy tại ngai của Chúa khác với sự hiện thấy của Ê-sai. Không có ghi chép nào việc Giăng ngã xuống trong sự khiếp sợ và nhận thức về tình trạng tội lỗi của ông, có lẽ là vì Giăng đã được gặp gỡ Đấng Christ ngay khi bắt đầu sự hiện thấy (Khải Huyền 1: 17). Đấng Christ đặt tay trên Giăng và nói cho ông để ông không sợ hãi. Trong cùng một cách, chúng ta có thể đến dưới ngai của ân điển nếu chúng ta được sự dẫn dắt bởi sự công bình của Đấng Christ, là Đấng đã chết thay tội lỗi của chúng ta trên thập giá (2 Cô-rinh-tô 5:21).
Nhưng vì sao từ “Thánh thay” được lặp lại ba lần (gọi tắt là trihagion)? Sự lặp lại tên hay sự biểu đạt nào đó ba lần là cách viết phổ biến của người Do Thái. Trong Giê-rê-mi 7:4, những người Do Thái được đại diện bởi một tiên tri đã nói “Đền thờ của Chúa” ba lần, để bày tỏ sự tự tin mãnh liệt trong sự thờ phượng của họ, dù cho đó chỉ là sự giả hình và sự thối nát của họ. Giê-rê-mi 22:29, Ê-xê-chi-ên 21:27, và 1 Sa-mu-ên 18:23 cũng có ba lần lặp lại tương tự để bày tỏ sự nhấn mạnh. Vì thế, khi các thiên sứ quay xung quanh ngai hô to hoặc khóc mà nói rằng, “Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay”, khi đó họ đang bày tỏ bằng sức mạnh và niềm say mê trước lẽ thật về sự thánh khiết tối cao của Chúa, đó là điểm đặc trưng thiết yếu để bày tỏ bản chất tuyệt vời và toàn năng của Ngài.
Ngoài ra, trihagion cũng bày tỏ về đặc tính Ba ngôi của Đức Chúa Trời, là ba ngôi Thiên Chúa hiệp một, mỗi ngôi đều thánh khiết và uy nghiêm. Chúa Giê-xu Christ là Đấng Thánh không “chịu hư nát” trong mồ mả nhưng sẽ phục hồi địa vị ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (Công vụ 2:26; 13:33-35). Chúa Giê-xu là “Đấng Thánh khiết và Công bình” (Công vụ 3:14), sự chết của Ngài trên thập giá cho phép chúng ta đứng trước ngôi của Đức Chúa Trời thánh khiết mà không xấu hổ. Ngôi thứ ba trong Ba ngôi, là Đức Thánh Linh, bởi danh Ngài chứng minh cho tầm quan trọng của sự thánh khiết trong bản chất của Thiên Chúa.
Cuối cùng, hai khải tượng của thiên sứ đứng xung quanh ngai và khóc “Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay” là dấu hiệu rõ ràng để nói rằng chỉ có một Chúa duy nhất trong cả Cựu ước và Tân ước. Thông thường chúng ta nghĩ rằng Chúa trong Cựu ước là Chúa của phẫn nộ và Chúa trong Tân ước là Chúa của tình yêu. Nhưng Ê-sai và Giăng cho thấy rằng có một bức tranh thống nhất về Chúa của chúng ta là Đấng Thánh khiết, yêu thương, tuyệt vời, là Đấng không hề thay đổi (Ma-la-chi 3:6), Đấng của hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời (Hê-bơ-rơ 13:8), và “trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào.” (Gia-cơ 1:17). Sự thánh khiết của Chúa là đời đời, chỉ duy Ngài là đời đời. English
Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay là Chúa” có nghĩa gì?