Câu hỏi
Thuyết hữu thần là gì? Những người theo thuyết hữu thần tin gì?
Trả lời
Thuyết hữu thần về cơ bản là quan điểm rằng Đức Chúa Trời tồn tại, nhưng Ngài không trực tiếp tham gia vào thế giới. Thuyết hữu thần hình dung Đức Chúa Trời như "một thợ đồng hồ" vĩ đại, người đã tạo ra đồng hồ, lên dây cốt cho nó và để nó chạy. Một người theo thuyết hữu thần tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại và đã tạo ra thế giới, nhưng không can thiệp vào công trình sáng tạo của Ngài. Những người theo thuyết hữu thần phủ nhận một Đức Chúa Trời Ba Ngôi, sự linh ứng của Kinh Thánh, thần tánh của Đấng Christ, những phép lạ và bất kỳ hành động siêu nhiên của sự cứu chuộc hay sự cứu rỗi. Thuyết hữu thần hình dung Đức Chúa Trời là vô tâm và không liên quan. Thomas Jefferson là một nhà hữu thần nổi tiếng, thường đề cập đến “Thượng Đế” trong các tác phẩm của ông.
Thuyết hữu thần chắc chắn không đúng với Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa đầy những lời tường thuật về điều kỳ diệu. Trên thực tế, Kinh Thánh hoàn toàn là lời tường thuật về việc Đức Chúa Trời can thiệp vào sự sáng tạo của Ngài. Daniel 4:34-35 ghi lại, "... uy quyền Ngài là uy-quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia. Hết thảy dân-cư trên đất thảy đều cầm như là không có; Ngài làm theo ý mình trong cơ-binh trên trời, và ở giữa cư-dân trên đất; chẳng ai có thể cản tay Ngài và hỏi rằng: Ngài làm chi vậy?” Thế giới, lịch sử và nhân loại là "đất sét" trong tay Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nắn chúng và định hình chúng khi Ngài thấy phù hợp (Rô-ma 9:19-21). Hành động cuối cùng của Đức Chúa Trời "can thiệp" vào công trình sáng tạo của Ngài là khi Ngài mang xác thịt con người trong Con Người của Chúa Giêsu Christ (Giăng 1:1,14; 10:30). Chúa Giê-su Christ - Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt, đã chết để cứu chuộc công trình sáng tạo của Ngài khỏi tội lỗi mà nó đã tự gây ra (Rô-ma 5:8; 2 Cô-rinh-tô 5:21).
Thật dễ dàng để hiểu làm thế nào thuyết hữu thần có thể được coi là một quan điểm "logic". Có một số điều trên thế giới dường như chỉ ra rằng Đức Chúa Trời không hành động trong các vấn đề của thế giới. Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép những điều tồi tệ xảy ra? Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép người vô tội phải chịu đau khổ? Tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép những kẻ ác lên nắm quyền? Một Đức Chúa Trời không hành động dường như sẽ giải đáp cho những tình huống khó xử này. Tuy nhiên, Kinh Thánh không trình bày một Đức Chúa Trời không hành động hoặc không quan tâm. Kinh Thánh trình bày Đức Chúa Trời tể trị, mặc dù không thể hiểu được tổng thể của Ngài. Chúng ta không thể hiểu đầy đủ về Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài. Rô-ma 11:33-34 nhắc nhở chúng ta, "Ôi! Sự giàu có, khôn ngoan và hiểu biết của Đức Chúa Trời thật sâu nhiệm biết bao! Sự phán xét của Ngài làm sao biết được, đường lối Ngài làm sao hiểu được! “Vì ai biết được ý tưởng Chúa, Ai làm cố vấn cho Ngài?” Trong Ê-sai 55:9 Đức Chúa Trời tuyên bố, "Vì các tầng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, Ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu."
Sự thất bại của chúng ta trong việc hiểu biết Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài không nên khiến chúng ta nghi ngờ sự hiện diện của Ngài (chủ nghĩa vô thần và thuyết bất khả tri) hoặc đặt câu hỏi về sự dự phần của Ngài vào thế giới (chủ nghĩa hữu thần). Đức Chúa Trời thực sự hiện diện và rất tích cực trên thế giới. Tất cả những gì diễn ra đều phụ thuộc vào quyền tể trị và thẩm quyền của Ngài. Trên thực tế, Ngài đã sắp xếp mọi thứ để hoàn thành kế hoạch quyền tể trị thiên thượng của Ngài. "Ta đã rao sự cuối-cùng từ buổi đầu-tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn-thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm." (Ê-sai 46:10-11). Thuyết hữu thần chắc chắn không đúng với Kinh Thánh. Một quan điểm hữu thần về Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là một thất bại trong việc cố gắng giải thích những điều không thể giải thích được.
English
Thuyết hữu thần là gì? Những người theo thuyết hữu thần tin gì?